Tương quan lực lượng Chiến_dịch_Donets

Từ ngày 13 tháng 1 đến 3 tháng 4 năm 1943, chừng 50 vạn binh sĩ Hồng quân đã tham gia vào chiến dịch phản công Voronezh–Kharkov.[36] Tính tổng cộng, khoảng 6,1 triệu binh sĩ Hồng quân đã tham gia vào trận đánh và có 658 nghìn người bị loại khỏi vòng chiến do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, phát xít Đức đã triển khai 2,2 triệu quân tại Mặt trận Xô-Đức, trong đó có 10 vạn quân ở Na Uy. Vì vậy, vào đầu tháng 2 năm 1943, quân số Hồng quân đông gấp đôi phát xít Đức.[37] Tuy nhiên, do trận tuyến của Hồng quân bị kéo căng quá cỡ tại khu vực phía Nam Kharkov và do những thương vong kể từ đầu chiến dịch tấn công, quân Đức đã nắm ưu thế chiến thuật về binh lực tại khu vực mà họ phản công. Tính riêng số xe tăng Đức (350 chiếc) đã nhiều hơn gần gấp 7 lần so với số xe tăng Liên Xô tại đây.[34]

Quân đội Đức Quốc xã

Thống chế Erich von Manstein, chỉ huy của Cụm Tập đoàn quân Nam trong chiến dịch Donets.

Binh lực

  • Cụm tập đoàn quân Sông Đông (từ ngày 12 tháng 2 năm 1943 đổi thành Cụm tập đoàn quân Nam) do Thống chế Erich von Manstein chỉ huy là cụm quân mạnh nhất của quân Đức trên chiến trường Xô-Đức. Trong biên chế của nó có 2 tập đoàn quân xe tăng, 1 tập đoàn quân binh chủng hợp thành, Quân đoàn xe tăng 2 SS và hai cụm tác chiến (mỗi cụm tác chiến tương đương một tập đoàn quân) và một cụm quân độc lập. Hai đơn vị xe tăng mạnh nhất của Cụm tập đoàn quân Nam là Tập đoàn quân xe tăng 4 và Tập đoàn quân xe tăng 1 được giao cho các tướng nhiều kinh nghiệm trận mạc là Hermann HothEberhard von Mackensen chỉ huy.[3] Quân đoàn xe tăng 2 SS do trung tướng SS Paul Hausser chỉ huy gồm hầu hết là các sĩ quan và binh sĩ của lực lượng SS có tinh thần và kỹ năng chiến đấu tốt hơn nhiều so với lục quân Đức.[38]
    • Tập đoàn quân xe tăng 4 (nguyên là Cụm quân Hoth) do tướng Herman Hoth chỉ huy, trong biên chế có[39]:
      • Quân đoàn xe tăng 48 của tướng Otto von Knobelsdorff gồm các sư đoàn xe tăng 6, 11, 39 và sư đoàn bộ binh 106.
      • Quân đoàn xe tăng 57 của tướng Friedrich Kirchner gồm các sư đoàn xe tăng 16, 17 và 22.
      • Quân đoàn bộ binh 52 của tướng Eugen Ott gồm các sư đoàn bộ binh 57, 255 và 332.
      • Sư đoàn cơ giới 15 (trực thuộc Tập đoàn quân)
      • Sư đoàn bộ binh 16 (trực thuộc Tập đoàn quân)
    • Tập đoàn quân xe tăng 1 do tướng Eberhard von Mackensen chỉ huy, trong biên chế có[40]:
      • Quân đoàn xe tăng 3 của tướng Hermann Breith, gồm các sư đoàn xe tăng 6, 7, 19, sư đoàn Thiết giáp SS số 5 "Wiking" và sư đoàn bộ binh 168.
      • Quân đoàn xe tăng 40 của tướng Gotthard Heinrici gồm các sư đoàn xe tăng 3, 13, các sư đoàn bộ binh 46 và 333.
      • Quân đoàn bộ binh 30 của tướng Maximilian Fretter-Pico gồm các sư đoàn bộ binh 38, 62 và 387.
    • Quân đoàn xe tăng 2 SS do tướng Paul Hausser chỉ huy. Đây là một đơn vị đột kích lớn, có sức mạnh như một tập đoàn quân xe tăng; trong biên chế có[39]:
      • Sư đoàn Thiết giáp SS số 1 "Leibstandarte SS Adolf Hitler" của tướng Josef (Sepp) Dietrich gồm các trung đoàn xe tăng 4, 5 SS; các trung đoàn bộ binh 1, 2 SS; trung đoàn pháo binh 1 SS; trung đoàn pháo phòng không 3 SS; trung đoàn trinh sát cơ giới 1 SS và các đơn vị thông tin, công binh, hậu cần, kỹ thuật. Binh lực xe tăng gồm 52 chiếc Tiger-I, 9 chiếc Panzer-IV, 10 chiếc Panzer-III, 12 chiếc Panzer-II, 3 chiếc Panzer-I và 9 xe bọc thép chỉ huy.[41]
      • Sư đoàn Thiết giáp SS số 2 "Das Reich"(Đế Chế) của tướng Walter Krüger gồm các trung đoàn xe tăng 2 (SS), "Deutschland", "Der Führer" và "Langemark"; trung đoàn pháo binh 2 SS, trung đoàn pháo phòng không 1 SS, trung đoàn trinh sát cơ giới 2 SS cùng các đơn vị công binh, thông tin, hậu cần. Binh lực xe tăng gồm 21 chiếc Tiger-I, 10 chiếc Panzer-IV, 81 chiếc Panzer-III, 10 chiếc Panzer-II, 2 chiếc Panzer-I và 9 xe bọc thép chỉ huy.[41]
      • Sư đoàn Thiết giáp SS số 3 "Totenkopf"(Đầu Lâu) của tướng Hermann Priess gồm các trung đoàn xe tăng 1, 3 SS; trung đoàn xe tăng 3 (không thuộc SS), trung đoàn bộ binh mô tô 2 SS, trung đoàn cơ giới 3 SS, trung đoàn pháo binh 3 SS và các đơn vị công binh, hậu cần, kỹ thuật. Binh lực xe tăng gồm 2 chiếc Panzer-II, 81 chiếc Panzer-III, 9 chiếc Panzer-IV, 22 chiếc Tiger-I và 9 xe bọc thép chỉ huy.[41]
      • Sư đoàn bộ binh 167 (không thuộc lực lượng SS) của tướng Wolf-Günther Trierenberg, gồm các trung đoàn bộ binh 315, 331, 339; trung đoàn pháo binh 238 và các đơn vị hậu cần, kỹ thuật.
    • Cụm tác chiến (Kampfgruppe) Kempf (trước ngày 21 tháng 2 là Cụm tác chiến Lanz) do tướng Werner Kempf chỉ huy, trong biên chế có:
      • Quân đoàn xung kích 5 của tướng Erhard Raus gồm các sư đoàn bộ binh 106, 320, 376 và 384.
      • Quân đoàn bộ binh 42 của tướng Franz Mattenklott gồm các sư đoàn bộ binh 13, 153, 355 và 381.
      • Quân đoàn cơ giới 24 của tướng Walther Nehring gồm sư đoàn xe tăng 27, các sư đoàn cơ giới 16, 213.
    • Cụm tác chiến Hollidt do tướng Karl-Adolf Hollidt chỉ huy, trong biên chế có:
    • Tập đoàn quân 17 do tướng Richard Ruoff chỉ huy, phòng thủ ven biển Azov và Krym, không tham gia chiến dịch phản công.
  • Cụm tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Günther von Kluge chỉ huy, sử dụng cánh phải tham gia chiến dịch phản công tại tuyến mặt trận từ Sumy qua Oryol đến Kirovsk gồm 2 tập đoàn quân bộ binh và một tập đoàn quân xe tăng:
    • Tập đoàn quân 2 (tái lập) do tướng Walter Weiss chỉ huy, trong biên chế có:
      • Quân đoàn bộ binh 7 của tướng Ernst-Eberhard Hell, gồm các sư đoàn bộ binh 26, 68 và 95.
      • Quân đoàn bộ binh 13 của tướng Friedrich Siebert, gồm các sư đoàn bộ binh 327, 340 và 377.
      • Sư đoàn bộ binh độc lập 88.
    • Tập đoàn quân 9 do tướng Walter Model chỉ huy, trong biên chế có:
      • Quân đoàn xe tăng 39 của tướng Robert Martinek, gồm các sư đoàn xe tăng 1, 9, các sư đoàn bộ binh 102, 216 và 337;
      • Quân đoàn bộ binh 6 của tướng Hans Jordan, gồm các sư đoàn bộ binh 7, 83, 170 và 330.
      • Quân đoàn bộ binh 23 của tướng Johannes Frießner, gồm các sư đoàn bộ binh 86, 110 và 253;
      • Quân đoàn bộ binh 27 của tướng Karl Burdach, gồm các sư đoàn bộ binh 6, 72, 95 và 129.
    • Tập đoàn quân xe tăng 2 do tướng Rudolf Schmidt chỉ huy, trong biên chế có:
      • Quân đoàn cơ giới 41 của tướng Josef Harpe, gồm sư đoàn xe tăng 18, sư đoàn kỵ binh 8 SS "Florian Geyer", các sư đoàn bộ binh 52 và 246;
      • Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Hans-Karl von Esebeck, gồm sư đoàn xe tăng 5, sư đoàn cơ giới 36 và sư đoàn bộ binh 342;
      • Quân đoàn xe tăng 47 của tướng Joachim Lemelsen gồm các sư đoàn xe tăng 2 và 20, các sư đoàn bộ binh 208 và 211;
      • Quân đoàn bộ binh 35 của tướng Lothar Rendulic, gồm các sư đoàn bộ binh 34, 56, 262 và sư đoàn xe tăng 4.
      • Quân đoàn bộ binh 53 của Erich Clößner, gồm các sư đoàn bộ binh 25, 112, 134, 293 và 296;
      • Quân đoàn bộ binh 55 của tướng Erich Jaschke, gồm các sư đoàn bộ binh 45, 299 và 383;

Để chống lại cuộc tấn công của 210.000 quân Liên Xô trên hướng Belgorod-Kharkov, ban đầu, Erich von Manstein chỉ có 70.000 quân của Cụm tác chiến Lanz để phòng thủ tại khu vực này.[42] Đến ngày 19 tháng 2, khi đã tập trung được Quân đoàn xe tăng 2 SS ở phía Tây Nam Kharkov thì quân Đức đã nắm trong tay ưu thế về binh lực, đặc biệt là về xe tăng khi Tập đoàn quân xe tăng 3 (Liên Xô) chỉ còn 110 xe tăng hoạt động được sau khi đánh chiếm Kharkov.[41] Ở giai đoạn đầu của chiến dịch, các đơn vị Đức tại khu vực này phần nhiều đều thiếu hụt biên chế, nhất là sau những tổn thất nặng nề từ tháng 6 năm 1942 đến tháng 2 năm 1943 - đến mức mà Hitler phải triệu tập một cuộc họp với các Thống chế Wilhelm Keitel, Martin Bormann về Hans Lammers nhằm bàn về việc động viên 80 vạn người vào quân đội - một nửa trong số đó là nhân lực trong các ngành công nghiệp "không cần thiết".[43] Từ tháng 2 trở đi, khi đã điều động hơn 50 sư đoàn từ nước Đức và Tây Âu sang, ưu thế về binh lực của quân đội Đức Quốc xã đã trở nên rõ rệt hơn trong khi các Phương diện quân Liên Xô đang dần dần bị bào mòn lực lượng trong các cuộc tấn công liên tục.[41] Cuối cùng thì hiệu quả của đợt tổng động viên này đã nâng cao sức chiến đấu của các binh đoàn Đức khi đến tháng 5 năm 1943, tổng quân số của quân đội Đức Quốc xã đã lên đến 9,5 triệu người, cao nhất tính từ đầu chiến tranh.[44] Trong đó, 3/5 số quân này (5,5 triệu người) có mặt tại Mặt trận Xô-Đức.

Đến đầu năm 1943 các lực lượng thiết giáp Đức đã chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng.[45] Lúc này, mỗi sư đoàn thiết giáp chỉ có 70-80 xe tăng còn hoạt động được, hiếm có sư đoàn thiết giáp Đức nào có hơn 100 xe tăng.[46] Sau trận chiến tại Kharkov, tướng Heinz Guderian buộc phải quyết định thi hành một chương trình nhằm củng cố lực lượng thiết giáp cho quân Đức. Bất chấp những nỗ lực của ông, một sư đoàn thiết giáp Đức lúc này chỉ có thể có 10-11 nghìn quân (so với biên chế đầy đủ là 13-15.000).[47] Chỉ cho đến tháng 6 mỗi sư đoàn xe tăng Đức đã có từ 100-130 xe tăng.[44] Các sư đoàn SS thì trong tình trạng tốt hơn, mỗi sư đoàn có khoảng 150 xe tăng, một tiểu đoàn pháo tự hành và một số lượng xe bán tải bánh xích vừa đủ để chuyên chở binh sĩ và các đơn vị trinh sát[44] — biên chế của một sư đoàn SS là 20.000 người.[48] Trong thời gian này, phần lớn các xe tăng Đức là loại Panzer IIIPanzer IV,[49] mặc dù Quân đoàn xe tăng 2 SS đã nhận được một số xe tăng hạng nặng Con hổ.[50]

Do những nỗ lực tăng viện cho mặt trận Xô-Đức, tại thời điểm mở chiến dịch Donets, Thống chế Erich von Manstein nắm trong tay một lực lượng xe tăng đông đảo nhất trên mặt trận Xô-Đức tương đương với ba tập đoàn quân xe tăng. Trong đó, Quân đoàn xe tăng 2 SS mới được điều từ Pháp sang được coi là lực lượng đột kích tuyệt đối trung thành. Các tập đoàn quân xe tăng 1 và 4 đều được tái trang bị hàng trăm xe tăng mới kiểu Tiger-I, phần lớn số xe tăng Panzer-IV thế hệ mới đều được nâng cấp bằng pháo 88 mm, tăng độ dày vỏ giáp phía trước xe lên trên 80 mm. Cuối tháng 2 năm 1943, Quân đoàn xe tăng 2 SS với quân số 60.000 người đã tập trung trên tuyến Poltava-Kharkov, bao gồm cả các đơn vị đã rút khỏi Kharkov. Tập đoàn quân xe tăng 1 vừa rút khỏi Kavkaz đang đóng tại Taganrog, Tập đoàn quân xe tăng 4 được bố trí ở phía Tây Nam Voroshilovgrad.[40] Vấn đề đặt ra đối với Erich von Manstein là bố trí lại lực lượng khi Tập đoàn quân xe tăng 4 đang có nguy cơ bị bao vây khi nó nằm sâu trong trận tuyến giữa hai Tập đoàn quân cận vệ 1 và 3 của Liên Xô. Ngoài ra, việc sử dụng Tập đoàn quân xe tăng 1 ở vị trí thích hợp cho có hiệu quả cũng được Erich von Manstein tính đến.[8]

Ý đồ tác chiến

Chiến dịch phản công ở Donbass và Chiến dịch phản công ở "chỗ lồi" Oryol - Bryansk của quân Đức tuy diễn ra trên hai hướng tác chiến khác nhau nhưng đều nhằm một mục đích, đó là tạo thế chuẩn bị cho Chiến dịch Thành Trì.[51] Tại thời điểm bắt đầu chiến dịch Donets, ở cánh Nam, thống chế Erich von Manstein có trong tay gần 100.000 quân trên tuyến đầu với hầu hết là các sư đoàn xe tăng thuộc các quân đoàn xe tăng 48 cùng với 2 sư đoàn xe tăng 1 và 2 SS của Quân đoàn xe tăng 2 SS vừa được chuyển từ Tây Âu sang. Ở giai đoạn sau của chiến dịch, khi Cụm tác chiến Hollidt và Tập đoàn quân xe tăng 1 bắt đầu tham gia phản công trên hướng Zaporozhye - Dniepropetrovsk và Tập đoàn quân xe tăng 4 tung lực lượng dự bị chiếm lại Kharkov thì hầu như toàn bộ Cụm tập đoàn quân Nam được huy động (trừ Tập đoàn quân 17 phòng thủ tại Krym và tuyến sông Mius).[41] Tổng cộng có đến trên 400.000 quân tham gia chiến dịch phản công lớn tại cánh Nam mặt trận Xô-Đức; tập trung vào hai hướng chủ yếu là Poltava - Kharkov - SlavianskZaporozhye - Dniepropetrovsk - Kremenchuk.[52]

Được biết đến với cái tên Chiến dịch Donets, trên thực tế, cuộc phản công của quân Đức mở màn vào ngày 19 tháng 2 năm 1943[53] và kết thúc vào ngày 15 tháng 3 năm 1943.[3] Kế hoạch ban đầu của Thống chế Erich von Manstein dự định chiến dịch phản công này sẽ gồm ba giai đoạn. Mục tiêu của giai đoạn một là chặn đứng và tiêu hao phần lớn các cánh quân của quân đội Liên Xô đã tấn công quá sâu về phía sông Dniepr và bị kiệt sức trong khi di chuyển ở cự ly xa đến trên 300 km, không còn giữ được đội hình liên tục, bị phân tán và rất dễ bị tập kích từ hai bên sườn. Trong giai đoạn hai, mục tiêu sẽ là cuộc tấn công tái chiếm Kharkov phối hợp với Cụm tập đoàn quân Trung tâm tạo ra hai bàn đạp chiến dịch quan trọng trên hai hướng Oryol - Bryansk và Belgorod - Kharkov, vây bọc các Phương diện quân Bryansk, Trung tâm và Voronezh của quân đội Liên Xô trong vòng cung Kursk. Và mục tiêu của giai đoạn cuối là dùng đòn hợp điểm từ hai bàn đạp nói trên tấn công vào Kursk, phối hợp với các lực lượng của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm thanh toán các lực lượng Hồng quân tại đây. Tuy nhiên, giai đoạn cuối đã phải tạm hoãn lại do những bãi bùn lầy lội trong mùa tuyết tan tại Nga (Rasputitsa) đã khiến Cụm Tập đoàn quân Trung tâm gặp nhiều khó khăn khi hành quân.[3] Một lý do khác làm cho quân Đức phải tạm dừng chiến dịch là do Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Đức Quốc xã muốn tập trung thật đầy đủ binh lực, bảo đảm chắc thắng. Còn Bộ trưởng tuyên truyền Đức Quốc xã Paul Joseph Göbbels thì cho rằng quân Đức luôn luôn thắng trong các chiến dịch mùa hè.

Quân đội Liên Xô

Ngay từ giai đoạn tấn công chọc thủng các phòng tuyến Đức vào giữa tháng 1 và tháng 2 năm 1943, lực lượng của Quân đội Liên Xô tại khu vực này đã bao gồm các phương diện quân Bryansk, VoronezhTây Nam.[40] Sau khi hoàn thành Chiến dịch Cái Vòng, ngày 15 tháng 2 năm 1943, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô điều động toàn bộ Phương diện quân Sông Đông đến hướng Kursk - Elets và đổi tên thành Phương diện quân Trung tâm.[54] Phương diện quân Trung tâm được triển khai giữa các phương diện quân Bryansk và Voronezh với nhiệm vụ khai thác chiến quả của hai phương diện quân này[55] - vốn đã chọc được một lỗ thủng vào phòng tuyến của Tập đoàn quân thiết giáp số 2 (Đức).[29] Hai phương diện quân Bryansk và Trung tâm được giao nhiệm vụ đối phó với Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức), còn hai Phương diện quân Voronezh và Tây Nam phải đối phó với Cụm tập đoàn quân Nam. Tổng cộng hai Phương diện quân Tây Nam và Voronezh có khoảng 500.000 quân, trong đó có 346.000 quân đóng xung quanh Kharkov vào thời gian quân Đức mở chiến dịch phản công Donets.[36]

  • Phương diện quân Bryansk do trung tướng M. A. Reiter làm tư lệnh, chịu trách nhiệm giữ tuyến mặt trận từ phía Đông Bolkhov qua Mtsensk, Novosil, Verkhovye đến Maloarkhangensk. Trong biên chế có (thứ tự bố trí từ Bắc xuống Nam):
    • Tập đoàn quân 61 do tướng P. A. Belov chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 342, 346, 350, 356, 385, 387 và 391, các sư đoàn kỵ binh 83 và 91.
    • Tập đoàn quân 3 (tái lập) do trung tướng P. P. Korzul chỉ huy.
    • Tập đoàn quân 13 do trung tướng N. P. Pukhov chỉ huy.
  • Phương diện quân Trung tâm do thượng tướng K. K. Rokossovsky chỉ huy, mới được điều động từ mặt trận Stalingrad đến ngày 15 tháng 2, chịu trách nhiệm giữ chính diện từ Maloarkhangensk qua Trosna, Bryantsevo, Dmitri-Lgovsky (Dmitriev), Rylsk đến Konerevo, trong biên chế có:
    • Tập đoàn quân 70 do thiếu tướng G. F. Tarasov chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 102, 106, 140, 162, 175, 181, trung đoàn xe tăng cận vệ 27 và trung đoàn pháo chống tăng 378.
    • Tập đoàn quân 65 do trung tướng P. I. Batov chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 4 và 40, các sư đoàn bộ binh 23, 24, 304, 321 và lữ đoàn xe tăng 3.
    • Tập đoàn quân xe tăng 2 do tướng A, G, Rodin chỉ huy, gồm quân đoàn xe tăng 16, lữ đoàn xe tăng cận vệ 6, các sư đoàn bộ binh 16 và 115.
    • Tập đoàn quân 60 (chuyển từ Phương diện quân Voronezh sang, hoán đổi cho việc di chuyển tập đoàn quân 21 cho Phương diện quân Voronezh), do trung tướng I. D. Cherniakhovsky chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 107, 121, 161, 167, 195, 232, 237, 303 và lữ đoàn xe tăng 75.
  • Phương diện quân Voronezh do thượng tướng F. I. Golikov và thượng tướng N. F. Vatutin lần lượt chỉ huy chịu trách nhiệm giữ tuyến mặt trận từ Korenevo qua phía Đông Sumy, Krasnopolye, Dorogoshch, Grayvoron, Bogodukhov, Lyubotin, Merefa, Sokolovo đến Zmiev. Trong biên chế có:
    • Tập đoàn quân 38 do tướng N. E. Chibisov chỉ huy, biên chế còn lại các sư đoàn bộ binh 167, 237, 240, 253 và 340;
    • Tập đoàn quân 40 do trung tướng K. S. Moskalenko chỉ huy, biên chế còn lại sư đoàn bộ binh cận vệ 25, các sư đoàn bộ binh 100, 107, 183, 303, 395 và 309.
    • Tập đoàn quân 69 do trung tướng M. I. Kazakov chỉ huy, biên chế còn lại các sư đoàn bộ binh 1, 37, 161, 180, 270 và Lữ đoàn pháo chống tăng 173.
    • Tập đoàn quân 21 (chuyển từ Phương diện quân Trung tâm đến từ ngày 15 tháng 3 năm 1943), do trung tướng I. M. Chistyakov chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 51, 62, 63, 70, 76, 95, 119 và 174.
    • Tập đoàn quân xe tăng 1 (chuyển từ lực lượng dự bị của Bộ Tổng tư lệnh tối cao đến từ ngày 15 tháng 3 năm 1943), do trung tướng M. E. Katukov chỉ huy, gồm các quân đoàn cơ giới 3 và 6, sư đoàn xe tăng độc lập 112, 3 trung đoàn xe tăng độc lập, sư đoàn phòng không 11, các lữ đoàn bộ binh trượt tuyết 15, 22 và 23.
  • Phương diện quân Tây Nam do các thượng tướng N. F. VatutinR. Ya. Malinovsky lần lượt chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Tập đoàn quân 6 (thành lập lần thứ ba) do trung tướng F. M. Kharitonov chỉ huy, biên chế còn lại các sư đoàn bộ binh 99, 141, 160, 174, 212 và 219; được bổ sung quân đoàn Kỵ binh cận vệ 3.
    • Tập đoàn quân cận vệ 1 do thượng tướng V. I. Kuznetsov chỉ huy, gồm các quân đoàn bộ binh cận vệ 4, 6, Quân đoàn xe tăng 18 và sư đoàn bộ binh 135.
    • Tập đoàn quân cận vệ 3 do trung tướng D. D. Lelyushenko chỉ huy gồm Quân đoàn bộ binh cận vệ 14, Quân đoàn cơ giới cận vệ 1, sư đoàn bộ binh cận vệ 50, các sư đoàn bộ binh 197, 203 và 278, các lữ đoàn bộ binh 90 và 95.
    • Tập đoàn quân xe tăng 5 (thành lập lần thứ 2) do trung tướng I. T. Slemin chỉ huy, gồm các quân đoàn xe tăng 10, 22 và 26, sư đoàn bộ binh 115.
    • Quân đoàn xe tăng cận vệ 4.

Giống như quân đội Đức Quốc xã, các đơn vị quân đội Liên Xô cũng chịu nhiều thiệt hại trong thời gian qua và đang thiếu hụt biên chế trầm trọng. Ví dụ như các sư đoàn của Tập đoàn quân 40 chỉ còn 3.500 đến 4.000 người/sư đoàn. Tình hình binh lực của Tập đoàn quân 69 còn tồi tệ hơn, chỉ còn 1.000-1.500 người/sư đoàn. Một số sư đoàn chỉ còn 25-50 súng cối để yểm hộ về hỏa lực. Tình trạng này khiến N. F. Vatutin đã yêu cầu bổ sung gấp 19.000 quân và 300 xe tăng cho phương diện quân Tây Nam; trong khi phương diện quân Voronezh chỉ còn nhận được 1.600 quân thay thế kể từ khi mở Chiến dịch Ostrogozhsk-Rossosh đầu năm 1943.[56] Vào ngày 19 tháng 2 khi quân đội Đức Quốc xã mở màn chiến dịch phản công Donets, Phương diện quân Voronezh đã chịu thiệt hại quá nặng trong ba chiến dịch liên tiếp trước đó nhưng trận tuyến của họ lại bị kéo căng quá rộng đến trên 250 km - đến mức họ không thể chi viện cho Phương diện quân Tây Nam nằm tiếp giáp với sườn phía Nam họ trong chiến dịch "Bước Nhảy Vọt".[57]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Donets //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://militera.lib.ru/h/isaev_av6/13.html http://militera.lib.ru/h/tippelskirch/07.html http://militera.lib.ru/memo/german/guderian/08.htm... http://militera.lib.ru/memo/german/manstein/13.htm... http://militera.lib.ru/memo/german/manstein/14.htm... http://militera.lib.ru/memo/russian/kazakov_mi/07.... http://militera.lib.ru/memo/russian/rokossovsky/14... http://militera.lib.ru/research/glantz_d02/index.h...